Phân loại lưới kéo

Có nhiều cách phân loại lưới kéo, người ta có thể căn cứ: vào tầng nước hoạt động; theo số tàu (thuyền) áp dụng; vào động lực được trang bị; dựa vào kết cấu lưới; dựa theo phương tiện vật lý tăng cường đánh bắt; dựa vào số miệng lưới được kéo; và dựa vào đối tượng khai thác,… mà phân loại lưới kéo.

1/ Căn cứ theo tầng nước hoạt động, có thể phân thành:

  • Lưới kéo tầng đáy, luôn làm việc sát đáy (H 5.1)
  • Lưới kéo tầng giữa, làm việc ở lớp nước ở gần đáy lên tới mặt nước (H5.2)

Trong đó lưới kéo tầng đáy chiếm đa số.

cáp kéo

H 5.1 – Lưới kéo tầng đáy.  Ảnh của FAO, 1985

Lưới kéo tầng giữa

Hình 5.2 Lưới kéo tầng giữa

2/ Căn cứ vào số lượng tàu thuyền kéo lưới, có 2 loại:

  • Lưới kéo đơn (giã đơn): đơn đuôi (H 5.3a); đơn mạn (H 5.3b).
  • Lưới kéo đôi hay giã đôi, hay cào đôi (H 5.3c)

Lưới kéo

3/ Căn cứ vào động lực tàu thuyền kéo lưới, có 3 loại:

  • Lưới kéo thuyền buồm (ít sử dụng)
  • Lưới kéo thuyền buồm lắp máy
  • Lưới kéo cơ giới

4/ Căn cứ vào cấu tạo lưới, có 5 loại:

  • Lưới kéo có cánh
  • Lưới kéo không cánh
  • Lưới kéo 2 thân (2 tấm)
  • Lưới kéo 4 thân (4 tấm)
  • Lưới kéo dây

5/ Căn cứ vào phương tiện vật lý tăng cường đánh bắt

  • Lưới kéo thường
  • Lưới kéo điện
  • Lưới kéo ánh sáng

6/ Căn cứ vào số lượng lưới được kéo

  • Lưới kéo 2 lưới (H 5.4)
  • Lưới kéo 4 lưới
  • Lưới kéo 8 lưới
  • Lưới kéo 16 lưới

7/ Căn cứ vào hệ thống mở miệng lưới

  • Lưới kéo có ván lưới (H 5.5)
  • Lưới cào rường
  • Lưới cào khung

lưới kéo
8/ Căn cứ vào đối tượng đánh bắt

  • Lưới kéo tôm
  • Lưới kéo cá
  • Lưới cào sò, điệp

Hiện nay ta đang ở giai đoạn thứ 2 của kỹ thuật khai thác, nghĩa là có sự kết hợp giữa cơ giới với các đặc tính sinh học cá, chẳng hạn, đánh cá kết hợp điện, ánh sáng,…

Nguồn: http://www.khafa.org.vn/